Thiết kế xây dựng là trình bày ý tưởng thiết kế ngôi nhà từ ngoại thất đến nội thất. Tất cả được trình bày chi tiết từ hình dáng, màu sắc đến cách trình bày qua bản vẽ mặt cắt và 3D.
Bản vẽ thiết kế xây dựng đã trở thành xu hướng được quan tâm với nhiều ưu điểm mang lại trong việc tiết kiệm chi phí xây dựng và hơn thế nữa. Với một bản thiết kế xây dựng sẽ cho bạn cái nhìn tổng quát nhất về căn nhà trước khi xây. Nếu có điểm nào chưa ưng ý bạn có thể yêu cầu kiến trúc sửa chữa ngay trên bản vẽ. Việc này dễ thực hiện và không tốn kém bằng việc lãng phí tiền bạc khi cần sửa chữa thay đổi kiến trúc.
Việc cho ra đời một bản vẽ kiến trúc cuối cùng là sự phối hợp làm việc giữa chủ nhà và kiến trúc sư. Từ mong muốn của chủ nhà, kiến trúc sư sẽ thiết kế bản vẽ dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của mình để đáp ứng cả hai yếu tố kiến trúc và phong thủy.
Ngoài ra, bản vẽ kiến trúc xây dựng còn giúp chủ nhà ước lượng đước khối lượng vật tư cũng như các trang thiết bị cần thiết cho nội thất để chuẩn bị tài chính chính xác nhất. Có thể có những khoản phát sinh chi phí nhưng vẫn nằm trong khả năng khi bạn có bản vẽ thiết kế đúng chuẩn.
“Liệu rằng tôi có thể tự thiết kế hoặc thuê kiến trúc sư nghiệp dư, một bạn sinh viên kiến trúc thiết kế ngôi nhà của mình hay không?” là câu hỏi của những khách hàng muốn tiết kiệm chi phí mà chưa biết Tại sao phải nên thuê đơn vị chuyên nghiệp thiết kế xây dựng.
Bạn có biết:
Quy định pháp luật về xây dựng? Bạn đã từng nghe đến luật Xây dựng 2014
Quy chuẩn chiều cao, bề dài, bề rộng của từng món nội thất trong nhà
Nguyên tắc màu sắc và bố cục trong thiết kế
Kết cấu công trình
Giá thành của vật liệu
Quy trình thi công
Nếu bạn biết hết tất tần tật những điều trên thì tôi tin chắc rằng bạn hẳn là một kiến trúc sư chuyên nghiệp chứ không đơn thuần là kiến trúc sư nghiệp dư. Một kiến trúc sư chuyên nghiệp cần mất 5 năm trong trường để học về thẩm mỹ, nhân trắc học, nguyên lý thiết kế, tiêu chuẩn thiết kế, vật liệu, kết cấu, thể hiện bản vẽ 3D, 2D, vv…. Và phải mất 1-2 năm đi làm dưới sự chỉ dẫn của kiến trúc sư có kinh nghiệm thực tế. Nếu bạn không nắm được những điều trên sẽ dẫn đến những rắc rối sau:
1. Xin cấp phép xây dựng
Theo luật xây dựng 2014, xây dựng nhà phố cấp 3 trở đi cần có giấy phép xây dựng. Trong bộ hồ sơ xin cấp phép yêu cầu bản vẽ thiết kế được thực hiện bởi kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề cho cả việc cải tạo, sửa chữa nhà ở, biệt thự. Việc nhờ một đơn vị bên ngoài thiết kế cũng tốn chi phí 2-5 triệu tùy mức độ phức tạp. Trong khi có một số đơn vị thi công trọn gói sẽ miễn phí cung cấp bản vẽ xin phép xây dựng cũng như việc xin giấy phép xây dựng. Bạn sẽ tiết kiệm được cả thời gian, công sức và tiền cho khoản này.
2. Nguyên lý thiết kế
Không phải sinh viên nào mới ra trường đều thiết kế đúng cho bạn đâu. Phải trải qua một quá trình lăn lộn cùng với công trình, chỉnh sửa theo yêu cầu sử dụng của chủ nhà thì bạn mới có thể thiết kế điện nước đi đường dây, đường ống như thế nào là hợp lý. Chiều rộng của bếp là bao nhiêu khi xây để việc mua bếp theo sở thích của bạn không gặp khó khăn. Thiết kế bếp nấu đã có tiêu chuẩn chung, nếu lỡ may bạn thiết kế bệ bếp quá rộng hoặc quá hẹp thì việc dở ra xây lại tốn thời gian và tiền bạc.
3. Tính chất vật liệu
Môi trường khí hậu có vai trò quyết định đến độ bền của vật liệu. Với những căn nhà ở miền Bắc vật liệu sẽ khác nhà ở miền Nam để yếu tố mùa khí hậu không làm giảm độ bền của vật liệu. Vật liệu mà bạn chọn lựa cũng ảnh hưởng đến không khí trong nhà. Miền Bắc có mùa đông lạnh ẩm khác với miền Nam lạnh khô đã là một vấn đề rất lớn trong việc chọn lựa chất liệu vật liệu gì.
4. Nguyên lý về ánh sáng, gió và độ ẩm
Xuất phát từ độ bền của vật liệu xây dựng mà bạn cần quan tâm đến các yếu tố như hướng nắng, hướng gió và độ ẩm của căn nhà. Thiết kế cửa cũng như cấu trúc nhà làm sao để đón ánh sáng tự nhiên nhưng nắng không gắt và thời gian nắng đảm bảo độ bền đến những chất liệu có độ bền thấp. Bạn sẽ thường thấy yếu tố này rất quan trọng nếu bạn muốn thiết kế không gian xanh hoặc một giếng trời hòa hợp với thiên nhiên trong ngôi nhà của mình.
5. Kết cấu công trình
Là kết cấu tường, bê tông cốt thép, sàn,… để chịu lực cho toàn bộ công trình. Mỗi khu vực khác nhau thì kết quả tính toán kết cấu là khác nhau. Với những ngôi nhà có tầng hoặc biệt thự có tầng hầm thì việc tìm hiểu kết cấu chịu lực là việc vô cùng cần thiết. Có thể bạn sẽ tìm hiểu được điều này ở nhiều quyển sách nhưng việc để hiểu nó thì bạn cần nhiều kiến thức về vật lý, địa chất
6. Dự toán công trình
Cách nhanh nhất bạn thường dùng để dự toán mức chi phí cho căn nhà của mình là đi hỏi chủ nhà có diện tích và cấu trúc tương tự như căn nhà bạn dự định xây. Nhưng chi phí phát sinh làm bạn đau đầu vì vật liệu bạn chọn cao cấp hơn có giá thành cao hơn. Thêm vào đó thời gian thi công vật liệu bạn chọn lựa phức tạp hơn, tốn nhiều thời gian dẫn đến việc phát sinh chi phí nhân công. Trong khi với kinh nghiệm của đơn vị thiết kế thi công, nếu tài chính của bạn không nhiều họ có thể tính toán chọn lựa những vật liệu khác để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo những yếu tố quan trọng khác.
7. Tiến độ công trình
Nếu bạn chưa từng xây nhà thì khó có thể tính toán được thời gian hoàn thiện căn nhà là bao lâu. Hay bạn lại ước tính dựa trên căn nhà của người khác. Sau đó là hàng tá kế hoạch bị dang dở như việc trả nhà thuê, chọn ngày dọn về nhà. Có nhiều trường hợp phải dọn về nhà ở trong khi mọi thứ trong nhà còn “ngổn ngang” chưa đâu vào đâu. Bạn chỉ kịp dọn một góc nhà để ngủ tạm, để đồ đạc. Một phần đồ dùng có thể bị hư hỏng do bụi khi công trình vẫn còn thi công.
8. Quản lý thời gian, cách làm việc
Chỉ vì tiết kiệm chi phí thiết kế mà bạn phải đảm nhận từ khâu thiết kế cho đến giám sát đội thợ thi công. Việc chạy đi chạy lại giữa công trình và cơ quan khiến bạn ngốn không ít thời gian. Hơn nữa hiệu quả công việc và giám sát thi công chẳng đâu vào đâu. Công việc cá nhân ảnh hưởng đến tiến độ bản vẽ, không có bản vẽ, đội thi công sẽ không biết làm gì, họ ngồi đợi bạn trong khi bạn giải quyết công việc cá nhân. Chi phí nhân công từ đó bị đội lên không ít. Liệu bạn sẽ chọn công việc hay thiết kế bản vẽ?
9. Quy trình thi công
Có nhiều chủ nhà chọn việc tự thiết kế và giám sát thi công để tiết kiệm chi phí lâm vào tình trạng dở khóc dở cười. Có thể bạn sẽ gọi đội thi công điện sau khi đã hoàn thành phần tô trát hoặc thậm chí là sơn tường. Hoặc gọi ông thợ đo cầu thang trước khi tô trát hoàn thành phần thô. Khi cầu thang được lắp vào thì không khớp với kích thước đã đo trước đó. Và còn hàng tá việc tương tự xảy ra nếu bạn không có kinh nghiệm về quy trình thi công. Lúc này không chỉ phát sinh chi phí mà còn phát sinh cả thời gian.
10. Khả năng quản lý và hợp tác
Trong quá trình làm việc cùng bạn sinh viên thiết kế hoặc đội ngũ thợ từ quê mang vào bạn sẽ gặp không ít quan điểm bất đồng. Có thể họ chưa có kinh nghiệm, kỹ năng như bạn mong muốn nhưng một mâu thuẫn nhỏ cũng có thể dẫn đến việc họ bỏ bạn mà đi. Bạn lại phải tốn công sức và thời gian đi tìm kiếm một đội ngũ khác và bắt lại từ đầu. Liệu rằng họ có tốt hơn đội ngũ đã bỏ bạn đi? Câu hỏi này rất khó để trả lời.
“Kiến trúc không sáng tạo, thiết kế không hiện đại, thiếu thẩm mỹ, không hợp phong thủy” có thể là những lời chê bai nếu bạn không may thuê phải một tay kiến trúc sư nghiệp dư giá rẻ. Đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng càng cao hơn là lý do cho việc phải sở hữu một bản vẽ thiết kế xây dựng thật đẹp từ một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.
Liên hệ với An Phú Design & Build nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị xây dựng thiết kế chuyên nghiệp
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC XÂY DỰNG NỘI THẤT AN PHÚ
Hotline: 0934 90 90 23 (Mr. Ngân)
Website: www.anphudesign.com
Add: 18 đường số 2, KDC Hưng Phú 565 Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia của An Phú Design & Build. Chúng tối sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại. Xin chân thành cảm ơn quý khách.