Thay đổi liên tục phương án thiết kế trong quá trình thi công, phát sinh chi phí, ngôi nhà hoàn thiện không đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình,… là số ít trong hàng tá những rủi ro mà chủ nhà có thể gặp phải trong quá trình xây dựng nhà của mình. Những việc cần làm trước khi xây dựng giúp quá trình làm việc giữa chủ đầu tư với đơn vị thiết kế thi công xây dựng thuận lợi hơn.
1. Xác định nhu cầu gia đình
Để quá trình trao đổi với kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà của bạn diễn ra “ăn ý” thì việc xác định nhu cầu gia đình rất cần thiết. Quy mô, cách bố trí các phòng công năng tùy thuộc vào số lượng thành viên trong gia đình. Đặc điểm gia đình về tuổi tác, giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế.
Ngoài những thành viên hiện hữu trong gia đình, nhiều gia đình cũng cần thiết kế phòng dành cho con cái tương lai, người thân ở quê, người ở nước ngoài về hay cả người giúp việc…
Từ đặc điểm các thành viên trong gia đình mà thiết kế các phòng chức năng khác nhau. Phòng khách, phòng ngủ và cả phòng giải trí. Tuổi tác, giới tính ảnh hưởng đến kích thước, màu sắc và nội thất trong phòng.
2. Quy mô nhà
Ngoài việc thiết kế quy mô ngôi nhà dựa vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì pháp lý là yếu tố không thể bỏ qua. Cần xác định quy mô tối đa nhà nước cho phép cho xây dựng để tiến hành thiết kế theo đúng quy định. Từ đó quá trình xin phép xây dựng cũng dễ dàng ơn.
3. Tìm đơn vị thiết kế và thi công xây dựng
Ngay khi có ý định xây nhà, bạn nên tìm hiểu phong thủy trước tiên để tránh những vận hạn không đáng có sau khi xây nhà. Nhiều người lầm tưởng kiến trúc sư có thể tư vấn bạn thiết kế sao cho hợp phong thủy. Chỉ một số kiến trúc sư có thể giúp bạn trong việc thiết kế nhưng việc quyết định tuổi xây nhà, xem hướng xây nhà tì còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Việc bạn chủ động tìm hiểu còn giúp quá trình thiết kế không phải chỉnh sửa nhiều. Nhờ vậy mà tiến độ thiết kế cho tới thi công cũng diễn ra nhanh hơn.
Sau khi xem được tuổi được hướng là giai đoạn đi tìm đơn thị thiết kế và thi công xây dựng.
Một mẹo nhỏ cho bạn để tiết kiệm chi phí xây dựng, bạn nên chọn đơn vị/ công ty có luôn chức năng thiết kế và xây dựng. Những công ty xây dựng thường sẽ miễn phí gói thiết kế khi khách hàng chọn mức xây dựng trọn gói. Hơn nữa, là đơn vị thi công hoạt động dưới hình thức công ty sẽ có tư cách pháp nhân. Quyền và trách nhiệm của họ đặt dưới sự giám sát của pháp luật.
Không nên:
- Cộng tác với các cá nhân đơn lẻ ít kinh nghiệm hoặc những tay thiết kế nghiệp dư chưa có chứng chỉ bằng cấp. Bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề xin phép xây dựng không đạt yêu cầu. Bởi lẽ, bản vẽ thiết kế xin phép phải được thực hiện bởi cá nhân có chứng chỉ hành nghề. Chưa kể đến những tay thiết kế nghiệp dư tiềm ẩn nhiều rủi ro.
- Chọn những tay thầu xây dựng nghiệp dư giá rẻ nhưng không có cơ sở hoạt động kinh doanh rõ ràng, không có biên bản cam kết chất lượng vật tư hay giá cả. Trong trường hợp này, chủ đầu tư dễ bị đội giá phát sinh chi phí.
Tham khảo thêm: Tại sao nên thuê các đơn vị chuyên nghiệp thiết kế xây dựng?
4. Quan tâm đến thiết kế
Thiết kế đóng vai trò quan trọng trong việc xin giấy phép và quá trình thi công xây dựng. Vì vậy bạn cần quan tâm đến việc lựa chọn kiến trúc sư có kinh nghiệm và phù hợp với nhu cầu, ý tưởng để đồng nhất về quan điểm và rút ngắn thời gian làm việc. Quá trình làm việc chuyên nghiệp giúp bạn rút ngắn thời gian đưa ra phương án thiết kế cuối cùng. Thời gian thi công từ đó cũng được đẩy nhanh. Trong quá trình thi công cũng tránh được trường hợp thay đổi nhu cầu đã đưa ra.

Sau trao đổi thông tin giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư, quá trình thiết kế cũng cần sự tương tác liên tục giữa hai bên. Chủ nhà cần xem kỹ các bản vẽ phối cảnh, mặt tiền, điện nước từ phía kiến trúc sư để chỉnh sửa, thay đổi trước phương án thiết kế cuối cùng.
5. Dự trù kinh phí
Việc dự trù kinh phí xây dựng ngày càng dễ dàng với sự phát triển của internet. Rất nhiều đơn vị thi công xây dựng công khai cách tính giá và diện tích xây dựng trên chính website của công ty. Bạn có thể tham khảo đơn giá trung bình từ nhiều đơn vị để nắm được đơn giá sơ bộ.
Bằng cách tính đơn giá x tổng diện tích bạn có thể ước tính kinh phí để lựa chọn đơn vị thi công phần thô có mức giá phù hợp.
Giá phần hoàn thiện phụ thuộc vào chất lượng vật liệu, vật tư hoàn thiện. Bạn có thể tham khảo sự tư vấn từ các đơn vị khác nhau.
Đừng bỏ qua khoản chi phí dự phòng cho việc phát sinh để có được một con số chính xác nhất. Bạn sẽ không gặp phải khó khăn tài chính trong quá trình xây dựng hoàn thiện ngôi nhà của mình nếu có sự dự tính từ trước.

6. Xin phép xây dựng
Chuẩn bị chi phí xin phép xây dựng và hồ sơ xin phép xây dựng là hai việc có thể thực hiện song song cùng quá trình thiết kế kiến trúc. Bạn tự căn chỉnh thời gian để đủ dài cho việc xin phép khởi công xây dựng.
Việc xin phép xây dựng là bắt buộc nếu bạn không muốn bị phạt trong quá trình xây dựng. Bạn có thể tìm hiểu thêm Thủ tục xin phép xây dựng nhà qua một số bài viết trước khi xây nhà.
7. Xem xét hợp đồng xây dựng

Dù đã chọn được một đơn vị xây dựng có giấy phép kinh doanh, có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý nhưng bạn vẫn cần xem xét hợp đồng trước khi đặt bút kí kết. Những vấn đề bạn cần quan tâm trong một bản hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Chi phí
- Hạng mục xây dựng
- Tiến độ xây dựng
- Quyền lợi và trách nhiệm các bên
- Các cam kết hỗ trợ dịch vụ
- Phạt vi phạm hợp đồng
Tham khảo thêm: Một số hạng mục không nằm trong báo giá hoàn thiện Chủ nhà nên biết
Nếu có vấn đề gì thắc mắc trong lĩnh vực xây dựng, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ bên dưới.
Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia của An Phú Design & Build. Chúng tối sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại. Xin chân thành cảm ơn quý khách.