30/10/2020
Những điều cần biết về giấy phép xây dựng biệt thự

Xin cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở nói chung và cấp giấy phép xây dựng biệt thự nói riêng là thủ tục hành chính bắt buộc đối với mỗi gia chủ trước khi tiến hành xây dựng, sửa chữa hoặc di rời nhà ở. Chỉ có xin được giấy cấp phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền thì gia chủ mới có thể yên tâm thực hiện xây dựng theo đúng bản vẽ và tiến độ xây dựng cũng được đảm bảo.

Mặc dù, tất cả hồ sơ cấp phép xây dựng đã được nêu rõ trong thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 do Bộ Xây Dựng ban hành; nhưng chúng ta vẫn thường gặp nhiều khó khăn trong việc xin các thủ tục giấy tờ do thiếu sót trong khâu chuẩn bị hồ sơ, cũng như cách thức và nhầm lẫn các cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Bài viết này sẽ trình bày một số thủ tục cần lưu ý trong việc xin cấp giấy phép xây dựng biệt thự.

Để xin giấy phép xây dựng biệt thự, chủ đầu tư cần chuẩn bị và hoàn chỉnh các thủ tục, hồ sơ sau:

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu đối với từng trường hợp, từng loại công trình – trường hợp này là giấy phép xây dựng biệt thự).
  2. Bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  3. Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với trường hợp chủ đầu tư chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thì chủ đầu tư phải liên hệ với UBND phường để được hướng dẫn và xác nhận nguồn gốc sử dụng đất.
  4. Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định. Mỗi bộ gồm:

a/ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất, mặt bằng ranh giới lô đất, tỷ lệ 1/50 – 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

b/ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; tỷ lệ 1/50 – 1/200;

c/ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

d/ Mặt bằng cung cấp điện nước

đ/ Các biện pháp tổ chức thi công

  1. Bản cam kết (Khi công trình nằm trong quy hoạch hoặc ngoài đê).
  2. Văn bản thỏa thuận về đê điều của Chi cục đê điều & PCLB Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn. (Áp dụng đối với các công trình xin phép xây dựng ngoài đê).
  3. Đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế (bản sao công chứng không quá 6 tháng).
  4. Chứng chỉ hành nghề của Kiến trúc sư (bản sao công chứng không quá 6 tháng).
  5. Đối với trường hợp công trình của doanh nghiệp, tổ chức: Giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của chủ đầu tư (bản sao công chứng không quá 6 tháng).

Sau khi chuẩn bị được những văn bản kể trên, chủ đầu tư sẽ đi nộp tại cơ quan chuyên trách và chờ xét duyệt để cấp giấy phép xây dựng. Đối với giấy phép xây dựng biệt thự sẽ được cấp bởi Sở xây dựng cấp tỉnh, và các vấn đề liên quan đến chỉnh sửa, gia hạn, cấp lại hoặc thu hồi đều do cơ quan này đảm nhiệm. Hi vọng những chia sẽ về thủ tục trên đây sẽ giúp các bạn có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và rút ngắn thời gian xin cấp giấy phép xây dựng biệt thự.

Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia của An Phú Design & Build. Chúng tối sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại. Xin chân thành cảm ơn quý khách.

Gợi ý viết yêu cầu: địa chỉ khu đất, diện tích đất, mặt tiền, chiều dài. Loại hình bạn lựa chọn (nhà phố, biệt thự,...). Bạn định xây mấy tầng. Mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào. Số tiền dự kiến.

Các bài viết liên quan

Tiện ích của chúng tôi

XEM HƯỚNG NHÀ

Vui lòng điền Số điện thoại hoặc Email
XEM TUỔI XÂY NHÀ

Vui lòng điền Số điện thoại hoặc Email

Tính dự toán chi phí

Tra Cứu

Tại đây
Phone An Phú Build & Design