Kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng là bộ phận kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình và là công đoạn thi công quan trọng đầu tiên khi tiến hành trong thi công xây dựng. Có nhiệm vụ đảm bảo tải trọng trực tiếp cho công trình vào nền đất, chịu được sức ép của các tầng xây dựng phía trên.
Trong thiết kế và xây dựng hiện nay có khá nhiều phương pháp thi công móng, tuy nhiên mỗi kết cấu móng lại phù hợp với một nền đất khác nhau. Đó là vấn đề thắc mắc của nhiều chủ đầu tư hiện nay khi chuẩn bị thiết kế và thi công nhà ở cho mình.
Trong khuôn khổ nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn những thắc mắc liên quan đến việc xây nhà 2 tầng dùng móng gì cho phù hợp với từng loại nền, đất xây dựng và đảm bảo được kết cấu công trình một cách tốt nhất.
Các loại kết cấu móng nhà 2 tầng, nhà 3 tầng phổ biến hiện nay
1. Móng băng
Đây là phương án thi công móng điển hình của các mẫu thiết kế nhà nói chung cũng như mẫu thiết kế nhà 2 tầng, 3 tầng nói riêng. Móng băng là kiểu móng có phần chân đế mở rộng chạy dài theo các trục cột tạo thành khối đế vững chắc, phù hợp với những vùng có điều kiện địa chất yếu, hoặc cũng có thể áp dụng cho những vùng có địa chất thông thường.
Móng băng thường có 3 loại như:
+ Móng băng cứng
+ Móng băng mềm
+ Móng băng kết hợp
Lựa chọn kiểu móng băng cụ thể nào thì sẽ phụ thuộc cụ thể vào nền đất cũng như phương án thiết kế cụ thể của kiến trúc sư đưa ra sau khi đã khảo sát địa chất và đánh giá tình trạng chung.
2. Móng bè
Móng bè cũng là loại phổ biến có tác dụng làm giảm tải trọng của nhà 2 tầng. Kết cấu móng này hay được sử dụng cho các công trình tại nông thôn. Loại móng này được thi công trải rộng dưới toàn bộ công trình, làm giảm áp lực cho công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ sử dụng cho những công trình có địa hình yếu, dễ lún, nhưng so với kết cấu móng bằng thì kiểu móng này ít sử dụng cho kết cấu móng nhà 2 tầng.
3. Móng đơn
Kiểu móng này có tác dụng chịu tải trọng nhẹ và kết cấu đơn giản, chỉ sử dụng cho những mẫu thiết kế nhà có nền đất khá rắn chắc và tốt. Tuy nhiên trên thực tế kiểu móng này ít được lựa chọn cho các mẫu thiết kế nhà nói chung.
4. Móng cọc
Kết cấu móng này được thi công trên các đầu cọc tạo thành sự liên kết chặt chẽ giữa đài móng, giằng móng và cọc thi công. Chúng tạo kết cấu vô cùng vững chắc. Kiểu móng này thường được sử dụng cho những địa hình đất yếu, dễ sụt lún, hoặc ao hồ, địa hình phức tạp.
Số lượng cọc thi công sẽ phụ thuộc vào tải trọng công trình tác dụng vào đầu cột, độ sâu của móng chôn và được tính theo công thức:
Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng 1.2 – 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)
Nhìn chung trong 4 kiểu móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng hiện nay.
Nhà 2 tầng, 3 tầng dùng móng gì để đảm bảo an toàn?
Nhà phố 2 tầng, 3 tầng là công trình có mức độ tải trọng không quá cao. Tùy vào điều kiện địa chất của mỗi khu vực để chủ nhà lựa chọn cho mình phương án dùng kết cấu móng nhà phù hợp. Với nhà 2 tầng, 3 tầng, 4 tầng phương án móng phổ biến nhất là móng băng và móng cọc. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp xây nhà 2 tầng nhưng dùng móng đơn hoặc móng bè.
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của mọi khách hàng, phù hợp với kết cấu và khả năng chịu tải trọng của công trình mà chủ nhà sẽ lựa chọn các phương án móng khác nhau. Style House sẽ giới thiệu đến bạn cách làm kết cấu móng nhà 2 tầng, những ưu nhược điểm của từng loại móng để bạn có lựa chọn phù hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Công trình nhà ở được thi công móng băng
Công trình nhà ở được thi công móng cọc
Công trình nhà ở được thi công móng cọc
5 kinh nghiệm khi chọn thi công kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng hiện nay 2022
Thứ 1: Khảo sát địa chất
Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng của ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.
Khảo sát địa chất
Thứ 2: Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp
Nếu như nền đất bình thường thì bạn nên lựa chọn những mẫu móng như là móng băng, nếu nền đất cứng chắc khá tốt thì có thể sử dụng phương án kết cấu mong đơn. Còn nếu như công trình năm trên ao hồ, địa chất yếu, hay bị lún nền thi bắt buộc phải thiết kế kết cấu mong cọc cho công trình. Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.
Lựa chọn phương án thiết kế móng phù hợp
Thứ 3: Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.
Thi công phải tuân thủ theo thiết kế
Thứ 4: Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
Kết cấu móng nhà 2 tầng có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của cả công trình. Do đó chất lượng nguyên vật tư thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, sỏi, nên dùng loại có chất lượng từ khá trở lên để đảm bảo tuyệt đối chịu tải trọng. Bới phần móng là phần tuy không nhìn thấy những lại là phần gốc rễ quan trọng nhất của một ngôi nhà đẹp.
Chọn nguyên vật tư thi công móng tốt
Thứ 5: Lựa chọn nhà thầu thi công chuyên nghiệp
Sự chuyên nghiệp của nhà thầu thể hiện ở số tuổi kinh nghiệm làm nghề và chất lượng trình độ của đội ngũ thi công. Các bạn không nên quá quan tâm đến giá cả mà bỏ qua kinh nghiệm cũng như uy tín của nhà thầu thi công trên thị trường. Nếu không mọi hậu quả sau này sẽ khó khắc phục và sẽ đội chi phí cải tạo, sửa chữa rất nhiều.
Một vài lưu ý trước khi thi công xây dựng móng
Từ những kinh nghiệm chúng tôi đưa ra những lời khuyên để giúp bạn tránh được một số sai lầm khi thi công móng nhà 2 tầng, 3 tầng:
- Lựa chọn thiết kế nhà phố phù hợp: Tìm hiểu loại móng nào phù hợp nhất với từng loại nhà xem phần đất đó có phù hợp hay không.
- Móng băng kết hợp
- Khảo sát về địa chất: Đây là việc làm rất quan trọng, đặc biệt là khi lựa chọn đất để phù hợp với công trình thi công & xây dựng tại móng nhà. Tốt nhất là nên thực hiện tại phần đất khô ráo, đất chặt & kiên cố.
- Thi công đảm bảo: Nếu như việc thi công xây dựng không đảm bảo sẽ dẫn đến những ảnh hưởng và tác hại nghiêm trọng đến công trình như thấm sàn, hoặc nứt sàn bê tông… Do đó, tốt hơn hết là bảo đảm chất lượng công trình, thiết kế khoa học, và tính toán kỹ lưỡng.
- Chọn lựa nguyên vật liệu xây dựng tốt nhất để đổ móng
- Chọn lựa đơn vị nhà thầu có kinh nghiệm, & cần phải được tìm hiểu kỹ lưỡng
- Phải chú ý giám sát đến quá trình thi công xây dựng xem hoạt động có hợp ý với mình hay không.
Nếu các bạn còn thắc mắc cũng như cần tư vấn thiết kế xây nhà, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được KTS xây nhà trọn gói An Phú để được tư vấn tốt nhất cho công trình của mình.
Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được gửi đến các chuyên gia của An Phú Design & Build. Chúng tối sẽ trả lời sớm nhất có thể thông qua Email, điện thoại. Xin chân thành cảm ơn quý khách.