Kiểu nhà 1 trệt 1 lầu vẫn rất được ưa chuộng vì diện tích được mở rộng mà không tốn quá nhiều chi phí. Có những chủ nhà muốn tách riêng phòng thờ, phòng gác nhỏ trong căn nhà không lớn về diện tích nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. Nhận thấy được điều đó, nhiều mẫu nhà 1 trệt 1 lầu được thiết kế thêm phòng với diện tích nhỏ, không quá cao nhưng vẫn đảm bảo chức năng..
Ngày đăng: 13-03-2020
1,757 lượt xem
Lĩnh vực kiến trúc những năm gần đây thật sự rất phát triển. Nhiều kiểu mẫu nhà được các kiến trúc sư sáng tạo độc đáo. Dù sáng tạo khác về hình dáng, nội ngoại thất nhưng kiểu nhà 1 trệt 1 lầu vẫn rất được ưa chuộng vì diện tích được mở rộng mà không tốn quá nhiều chi phí. Có những chủ nhà muốn tách riêng phòng thờ, phòng gác nhỏ trong căn nhà không lớn về diện tích nhưng vẫn tiết kiệm chi phí. Nhận thấy được điều đó, nhiều kiểu nhà 1 trệt 1 lầu được thiết kế thêm phòng với diện tích nhỏ, không quá cao nhưng vẫn đảm bảo chức năng.
Có hai xu hướng sáng tạo thêm cho kiểu nhà 1 trệt 1 lầu mà vẫn đảm bảo chức năng. Thứ nhất là thiết kế tầng lửng, thứ hai là thiết kế sân thượng.
Với kiểu thiết kế này, từ ngoài nhìn vào bạn khó có thể nhận ra bên trong ngôi nhà có gác lửng. Với những gia đình có con nhỏ thì gác lửng là giải pháp không gian hữu hiệu cho những ngôi nhà. Gác lửng có thể là phòng ngủ, không gian học tập cho chúng vì còn nhỏ thì không cần quá nhiều chiều cao.
Gác lửng đặt trên phòng khách. Gác lửng không chiếm quá nhiều diện tích, đảm bảo chiều cao cho phòng khách. Gác lửng là không gian giải trí, sinh hoạt chung của cả gia đình trong nhà 1 trệt 1 lầu
Nói đến chiều cao gác lửng trong nhà 1 trệt 1 lầu phải tuân thủ theo nguyên tắc tầng chứa gác lửng nằm trong khoảng từ 5-5.8m. Độ cao của gác lửng từ 2,5-2,8m, chiếm 1/3 đến 2/3 diện tích tầng.
Tầng lửng có thể là thiết kể đúc khi bắt đầu xây mới. Chủ nhà muốn chèn thêm tầng lửng là ở nhà cũ thì có thể dùng ván gỗ, sàn giả hoặc làm bằng các tấm xi măng công nghiệp. Để tiết kiệm không gian thì cầu thang lên gác lửng nên được thiết kế nhỏ gọn, ít bậc và dựng sát tường.
Vị trí gác lửng trong nhà 1 trệt 1 lầu
Tùy vào mong muốn công năng của gác lửng mà chủ nhà có thể đặt gác lửng ở hai vị trí. Bạn có thể đặt gác lửng ở giữa tầng trệt và lầu. Gác lửng cũng có thể nằm ở mái trên lầu 1.
Ngoài giải quyết vấn đề không gian, gác lửng vừa là điểm nhấn trong kiến trúc của căn nhà 1 trệt 1 lầu. Chính vì vậy bạn cũng cần quan tâm đến màu sắc của gác lửng sao cho hài hòa giữa 2 tầng nhà. Đừng sử dụng màu đối lập tạo ngăn cách cho lầu 1 và tầng trệt. Chúng tạo cảm giác không gian không được mở rộng mà còn khiến chúng ta cảm thấy nặng nề, tù bức.
Gác lửng trở thành phòng làm việc, nơi sinh hoạt chung của gia đình
Nếu gác lửng nằm ở vị trí giao nhau giữa tầng trệt và lầu 1, bạn có thể biến nơi đây thành phòng khách nhỏ, nơi làm việc, nơi sinh hoạt chung. Bạn cũng có thể đặt gác lửng trên phòng khách, nhưng lưu ý đừng dưới phòng ngủ để nó trở thành khu vực linh thiêng thờ cúng trong nhà. Tốt nhất thì gác lửng nằm ở vị trí dưới sân thượng của lầu 1.
Với những căn nhà hẹp cả bề ngang và bề dài thì gác lửng nên được biến hóa thành bếp và phòng ăn. Đây là điểm độc đáo trong kiến trúc, ít thấy trong các công trình.
Những nhà phố kết hợp kinh doanh thường dùng tầng trệt để bán hàng và tầng lửng làm kho chứa hàng hoá.
Nếu gác lửng nằm ở vị trí trên cùng của lầu 1. Bạn không thể gọi đây là lầu 2 vì độ cao của nó. Kiểu gác lửng này nhìn thấy nhiều nhất ở gác mái trong căn nhà 1 trêt 1 lầu. Chủ nhà sẽ tận dụng đây là phòng ngủ cho con nhỏ hoặc đơn thuần nó là nhà kho cho tất cả những đồ đạc linh tinh không dùng đến.
Gác lửng được bố trí cửa sổ tạo sự thông thoáng
Nói đến gác lửng, đa số chúng ta sẽ nghĩ đến một không gian thấp hẹp. Vì vậy, khi bắt tay vào thiết kế chúng ta cần lưu ý đến thiết kế gác lửng như thế nào cho hợp lý. Thứ nhất là vị trí, thứ hai là cấu trúc, chất liệu. Để không gian gác lửng được mở rộng, bạn nên sử dụng vật liệu sáng màu, trong suốt để làm lan can cho gác lửng thay vì xây kín.
Ánh sáng tự nhiên từ những ô cửa nhỏ sẽ giảm đi sự chật hẹp trong căn gác. Một vài chiếc bóng nhỏ hắt vào lan can sẽ là điểm nhấn tuyệt với cho căn gác. Bạn có thể để thêm cây xanh cho không gian thoải mái hơn.
Nếu diện tích sử dụng trong căn nhà 1 trệt 1 lầu của bạn không cần thêm gác lửng thì không thể nào thiếu đi không gian sân thượng. Hãy tạo một lối đi lên sân thượng, nó vừa có thể là giếng trời tạo nên sự thoáng đãng trong căn nhà của bạn.
Sân thượng không chỉ đơn thuần là nơi trồng cây, giải trí cây cảnh của gia đình trong mỗi buổi chiều về. Bạn hoàn toàn có thể thiết kế sân thượng thành một nơi cả gia đình quây quần, tổ chức tiệc nướng dưới tiết trời mát mẻ.
Khoảng không gian trên sân thượng là nơi quây quần của cả nhà
Nếu có điều kiện, bạn có thể biến sân thượng thành một không gian quán cà phê với giàn cây leo, một khu vườn xanh trên chính căn nhà 1 trệt 1 lầu của mình.
Là nơi đón nhiều ánh năng tự nhiên nhất trong căn nhà, bạn có thể tạo ra một nơi trồng rau lý tưởng trong thành phố khan hiếm đất nền này. Những căn nhà không có khoảng thông tầng lên sân thượng ắt hẳn sẽ không mang lại cảm giác rộng hơn căn nhà có sân thượng và giếng trời.
Sân thượng được hô biến thành một vườn rau xanh mướt trên cùng của căn nhà 1 trệt 1 lầu
Tùy theo sở thích mà chủ nhà có những kiểu thiết kế sân thượng khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất có thể nằm ở giàn che nắng. Đó có thể là giàn hoa được xây hoặc đơn giản hàn bằng sắt và có mái che.
Kiểu nhà 1 trệt 1 lầu là kiểu nhà phổ biến được nhiều khách hàng chọn lựa. Chi phí xây không quá cao, không gian vừa vặn, không thừa thãi. Phù hợp với những gia đình từ 4 -6 thành viên. Với kiểu sáng tạo mới này, bạn còn tận dụng tối đa được không gian sống trong nhà 1 trệt 1 lầu mà không phát sinh thêm quá nhiều chi phí. Liên hệ với An Phú Design & Build để có thêm giá xây dựng phần thô 2020 cho nhà 1 trệt 1 lầu hợp lý.
Gửi bình luận của bạn