Phát triển cùng xu hướng nhà có không gian xanh, ngoài hồ cá, cây cảnh trong nhà, thiết kế giếng trời là một trong những điều không thể thiếu trong kiến trúc của gia đình bạn. Đặc biệt là nhà phố vì đặc thù nhà ở liền kề, nhà sát nhà không có nhiều không gian trống, thoáng đãng. Tuy nhiên, công trình xây dựng có thiết kế giếng trời cũng đem lại không ít phiền toái cho gia đình nếu không phù hợp với không gian nhà của bạn.
Ngày đăng: 26-02-2020
933 lượt xem
Dưới đây là một số điểm cần biết trong việc thiết kế giếng trời
Giếng trời là gì
Khái niệm giếng trời không còn quá xa lạ với nhiều người, đó là một khoảng thông từ mái đến nền của căn nhà. Giếng trời không chỉ có tác dụng trong phong thủy mà còn giúp hứng nắng, lấy gió, điều hòa luồng không khí lưu thông từ trong ra ngoài của bạn.
Tại sao nên thiết kế giếng trời
Nhiều người nhà ở nông thôn thường sẽ không thiết kế giếng trời trong nhà vì họ cảm thấy không khí xung quanh đã đủ tạo ra khoảng không thoáng đãng. Thế nhưng chính giếng trời lại tạo ra một sự dung hòa giữa không khí bên ngoài và trong nhà. Giếng trời giúp lấy đi hơi nóng trong nhà giúp gia đình bạn luôn cảm thấy nhà thoải mái, đặc biệt vào những mùa nắng nóng.
Không gian nhà trở nên sáng hơn, thoáng hơn vì có giếng trời
Ở những căn nhà phố liền kề, giếng trời giúp căn nhà của bạn trở nên thông thoáng, tận dụng được ánh sáng tự nhiên giúp tiết kiệm đèn điện trong nhà. Hơn thế nữa, ánh sáng tự nhiên giúp cây cảnh, hồ cá trong nhà phát triển tốt, tạo ra một không gian xanh trong chính căn nhà của bạn. Bạn sẽ không phải khổ sở mang cây đi phơi nắng tránh lá úa vàng.
Vị trí giếng trời nên thiết kế ở đâu
Những căn nhà ống dài nên được thiết kế với hai giếng trời trước sau. Một giếng trời đón luồng không khí từ ngoài vào, một giếng trời giúp thoát không khí nóng từ trong ra, theo hình parapol và sự cân bằng áp suất khí. Giếng trời ở đây bạn có thể đặt một cái ở chính giữa ngôi nhà, một cái ở phía sau bếp hoặc sân phơi. Không nên đặt giếng trời ở phía trước ngôi nhà vì phía trước đã có sân thông thoáng, không cần thiết và làm mất mỹ quan ngôi nhà.
Giếng trời ở vị trí giữa nhà
Những căn nhà ống ngắn hay nhà phố có chiều dài không nhiều thì chỉ cần thiết kế một giếng trời ở chính giữa ngôi nhà. Tùy vào thiết kế và sở thích, giếng trời được đặt sao cho lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất, tỏa đều ra toàn bộ ngôi nhà. Tuy vậy, bạn nên lưu ý đến các thiết bị, vật dụng trong nhà cần tránh ánh nắng trực tiếp thì không nên đặt giếng trời cạnh những khu vực này. Những vị trí đẹp có thể đặt giếng trời như trung tâm nhà, cầu thang, khu vực bàn ăn,…
Thiết kế giếng trời như thế nào?
Việc thiết kế giếng trời không quá khó. Tuy vậy, để đảm bảo toàn bộ công năng của giếng trời thì trước tiên cần nghiên cứu đến vị trị và vật liệu làm giếng trời. Cần chú ý đến các yếu tố hướng nắng, hướng gió kết hợp với hoa văn trên vật liệu tạo nên yếu tố thẩm mỹ đến những kiến trúc khác trong ngôi nhà của bạn.
Để đảm bảo, trong quá trình thiết kế cần chú ý đến 3 điểm quan trọng trong giếng trời:
Đỉnh giếng
Diện tường
Đáy giếng
Đỉnh giếng là nơi kết hợp giữa ánh nắng tự nhiên và mái tạo nên mỹ quan cho bức tường giếng. Vật liệu tạo nên mái giếng có thể là khung sắt, nhựa hoặc kính. Mái giếng từ khung sắt hoa khi kết hợp với nắng sẽ đổ bóng lên tường rất đẹp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể treo thêm cây xanh, bóng đèn từ mái khung sắt thả xuống nhà. Với mái nhựa hoặc kính giúp bạn giảm được độ sáng từ bên ngoài từ những tấm nhựa, tấm kính có màu. Dù chất liệu mái là gì thì bạn vẫn cần có khung sắt để đảm bảo sự chắc chắn cho mái giếng.
Thiết kế giếng trời như thế nào để tránh bị hắt mưa?
Khi thiết kế giếng trời, bạn cân lưu ý tính toán đến lượng mưa, hướng gió , lượng nhiệt và lượng gió ra vào phải được cân bằng. Việc này không những làm giảm lượng nước mưa hắt vào mà còn giúp nhiệt độ trong nhà được hài hòa, không lạnh quá vào mùa đông và không nắng quá vào mùa hè.
Khi bắt tay vào xây dựng giếng trời, bạn nên chú ý đến cách xây giếng giời sao cho khoa học:
Những ngày trời bình thường mát mẻ sẽ chẳng mấy ai quan tâm đến độ che phủ ở đỉnh giếng. Việt Nam thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa sẽ có lúc trời nắng gắt hoặc mưa to ảnh hưởng đến sinh hoạt trong gia đình. Lúc này, người ta mới chú ý đến việc trang bị mái che cho đỉnh giếng.
Hiện nay có ba loại mái che phổ biến: mái che di động, mái che cố định và giếng trời không mái che.
Mái che cố định
Tấm poly dày hay kính cường lực là những chất liệu chịu nhiệt được sử dụng phổ biến trong mái che cố định hiện nay. Đây là loại mái che được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi bởi giá thành có nhiều sự cạnh tranh và dễ dàng lắp đặt. Khi lắp đặt mái che cố định bạn nên đặt thêm những tấm phim cách nhiệt hoặc ô gió để tản bớt hơi nóng trong nhà ra ngoài.
Mái che di động
Ngày nay có khá nhiều người chọn lựa đến mái che di động nếu họ yêu thích thiên nhiên, thích hòa hợp cùng với sao trời vào mỗi đêm đầy sao. Dù cho mái che di động cho giếng trời có giá nhỉnh hơn mái che cố định. Người trong nhà chỉ cần kéo mái che di động để lộ thiên giếng trời đã có thể tận hưởng những làn gió mát mẻ từ bên ngoài. Ngồi dưới giếng trời mà ăn miếng bánh, uống cốc trà, tản mạn cùng trăng sao thì cho dù đi đâu bạn cũng chỉ muốn về ngôi nhà thân yêu của minh.
Giếng trời không mái che
Với những ngôi nhà muốn thiết kế theo xu hướng xanh, xu hướng được khá nhiều người ưa chuộng hiện nay, thì giếng trời được đặt ở khoảng thông tầng, khu vực ở dưới đáy giếng là vườn cây xanh, tiểu cảnh, hồ cá. Điều này giúp cây xanh phát triển tốt nhờ môi trường tự nhiên bên ngoài. Từ đó mang lại sự thư giãn và thoải mái đến mọi người trong nhà.
Trong cấu trúc thiết kế giếng trời, phần diện tường sẽ là điểm nhấn mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Từ ánh sáng tự nhiên bên ngoài, bạn có thể tạo nên sự kết hợp bằng cách xây, ốp gạch trang trí, treo cây xanh,… tạo nên một bức tranh trên mảng tường của giếng trời trong ngôi nhà.
Diện tường ốp đá và cây xanh
Một lưu ý trong quá trình thiết kế trang trí diện tường của giếng trời là sự kết hợp giữa các vật liệu nhẵn giúp giếng trời có thể cách âm tốt nhất. Giếng trời là thiết kế dạng thông tầng với môi tường bên ngoài, mang lại sự thông thoáng giữa trong nhà với thiên nhiên. Chính vì lý do thông thiên nên trong nhà ảnh hưởng bởi những âm thanh bên ngoài. Sự nghỉ ngơi của các thành viên trong nhà vì điều này sẽ không thoải mái sau một ngày làm việc bên ngoài. Để khắc phục, trong quá trình thi công nội thất, bạn có thể ốp các loại gạch dán tường có độ nhẵn hoặc treo cây xanh trên diện tường giảm đi độ phản xạ, độ vang của âm thanh từ ngoài vào.
Đáy giếng là khu vực để bạn trang trí, tạo thêm không gian xanh trong chính ngôi nhà của mình. Bạn có thể đặt ở đây một vườn cây nhỏ, hòn non bộ, tiểu cảnh, hồ cá nhỏ,… để tạo nên sự sinh động. Hơn nữa, sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn trồng một cây xanh, một vài cây thân leo tạo nên sự kì lạ, thích thú với khách đến chơi nhà. Chỉ cần một vài biến tấu, đáy giếng sẽ trở thành khu vực sinh hoạt chung của tất cả thành viên trong gia đình. Bạn có thể đặt ở đây một bộ bàn ghế nhỏ, một bộ ấm trà cùng gia đình trò chuyện trong nhà, giữa một không gian xanh mà không cần đi ra ngoài.
Đáy giếng trồng cây xanh giúp hút nước
Nếu muốn như vậy, bạn nên sử dụng hệ thống mái che di động kết hợp cùng thiết kế đáy giếng trời có hệ thống thoát nước tốt. Việc thoát nước không tốt sẽ làm ẩm mốc sàn nhà, độ ẩm cao là điều kiện cho rêu phát triển gây ra trơn trượt, nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nước đọng còn gây ra ngập úng cây xanh, làm chết cây xung quanh khu vực giếng trời.
Hầu hết nhà phố hiện nay đều dành một phần trong bản thiết kế cho giếng trời. Giếng trời không chỉ là yếu tố tạo nên sự thông thoáng mà còn ảnh hưởng đến phong thủy. Liên hệ An Phú Design & Build để được tư vấn miễn phí về kiến trúc và phong thủy xây nhà phố. Hiện nay chúng tôi có giá xây nhà trọn gói giúp bạn tiết kiệm chi phí.
Gửi bình luận của bạn